Câu chuyện Lễ Khai Ấn đền Trần là gì và nguồn gốc của phong tục này như thế nào?

Thiên Trường không phải là kinh đô nước Việt nhưng gắn với việc khai ấn là bởi trong kháng chiến chống Nguyên – Mông, Thăng Long thực hiện vườn không nhà trống, rút lui chiến lược thì nơi đây là căn cứ địa dễ tiến thoái như một “Thủ đô kháng chiến” theo cách gọi hiện đại để tận dụng địa thế và huy động sức người sức của cả một vùng trấn Sơn Nam, phủ Thiên Trường… Vậy nên danh sĩ Phạm Sư Mạnh mới gọi nơi đây là “Hùng thắng Đông kinh hộ ấn vàng…”.
Câu chuyện Lễ Khai Ấn đền Trần là gì và nguồn gốc của phong tục này như thế nào hiện vẫn còn có rất nhiều quan điểm gây tranh cãi. Tuy nhiên, trải qua nhiều năm, lễ khai ấn vẫn được người dân duy trì và phát triển.

nguoiduatin khaian2 Câu chuyện Lễ Khai Ấn đền Trần là gì và nguồn gốc của phong tục này như thế nào?
Câu chuyện lễ Khai Ấn
Vào năm 1239 của triều đại nhà Trần thực hiện nghi lễ tế tiên tổ, lễ Khai ấn bắt đầu manh nha hình thành. Tại phủ Thiên Trường, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công. Những năm kháng chiến chống Nguyên- Mông sau đó, Lễ khai ấn bị gián đoạn cho tới năm 1262 được Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở lại.

♦ Để có được những món Thiềm ThừThiềm Thừ Phong Thủy đẹp và đầy chất lượng, bạn hãy đến với Thế Giới Tỳ Hưu của Thegioiphongthuy.com để có những lựa chọn tốt nhất!

Trải bao thế kỷ, ấn cũ không còn. Năm 1822, vua Minh Mạng qua Ninh Bình có ghé lại đây và cho khắc lại. Ấn cũ khắc là “Trần triều chi bảo”, ấn mới khắc là “Trần triều điển cố” để nhắc lại tích cũ. Dưới đó có thêm câu “Tích phúc vô cương”. Và từ đây, Lễ khai ấn vào giờ Tý ngày rằm tháng Giêng (từ 11h đêm 14 đến 1h sáng ngày 15 tháng Giêng) là một tập tục văn hóa mang tính nhân văn để nhà vua tế lễ Trời, Đất, Tiên tổ thể hiện lòng thành kính biết ơn non sông, cha ông. Và cũng là “tín hiệu nhắc nhở” chấm dứt ngày Tết, thực sự bắt tay vào công việc.
Thiên Trường không phải là kinh đô nước Việt nhưng gắn với việc khai ấn là bởi trong kháng chiến chống Nguyên – Mông, Thăng Long thực hiện vườn không nhà trống, rút lui chiến lược thì nơi đây là căn cứ địa dễ tiến thoái như một “Thủ đô kháng chiến” theo cách gọi hiện đại để tận dụng địa thế và huy động sức người sức của cả một vùng trấn Sơn Nam, phủ Thiên Trường… Vậy nên danh sĩ Phạm Sư Mạnh mới gọi nơi đây là “Hùng thắng Đông kinh hộ ấn vàng…”.
Lễ Khai Ấn hàng năm được tổ chức tại đền Cố Trạch và Thiên Trường còn có lễ hội lớn được mở vào dịp từ 15-20.8 âm lịch hàng năm. Cũng như những lễ hội khác nó bao gồm các nghi lễ và sinh hoạt văn hoá dân gian từ xưa nghi lễ ở đây diễn ra với các lễ rước từ khác đền chùa xung quanh về làm lễ dâng hương và tế tự ở đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần và đền Cố Trạch thờ Trần Hưng Đạo.
Có nên “say” quá với lễ Khai Ấn
Có nên mê mẩn ấn đền Trần?
Theo số liệu thống kê của Viện Văn hóa Nghệ thuật VN, vào đêm khai ấn lễ hội đền Trần hàng năm đều có không dưới 4 vạn người tham gia và tất nhiên con số này sẽ tiếp tục tăng lên hàng năm, trong khi đó số lượng ấn mà Ban tổ chức in ra chỉ đáp ứng được khoảng 1/6 số lượng người có mặt. Số người đến xin gấp nhiều lần số ấn phát ra là nguyên nhân dẫn đến việc chen lấn, giẫm đạp. Mặt khác, việc thần thánh hóa ấn đền Trần đã khiến cho nhiều người có tâm lý quyết lấy bằng được lá ấn bằng mọi giá. Việc khai ấn đã tạo ra tâm lý đám đông và vô tình đã đẩy “tham vọng” quan trường lên cao.

Nụ cười mãn nguyện của một người may mắn có được ấn
Cứ như vậy, người ta đã biến lễ nghi khai ấn đền Trần trọng thể nhằm khẳng định vị thế quan chức, đồng thời nhắc nhở trách nhiệm làm quan thành một sự mê tín là người nào được nhận ấn sẽ hanh thông hoạn lộ. Hiệu ứng tâm lý ấy có sức lan truyền khủng khiếp, phản ánh một xu hướng xã hội là thói hãnh tiến, thích làm quan và muốn thăng quan. Chính vì thế mà người ta đổ xô về đền Trần, chầu chực hàng giờ để chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau nhằm giành cho được một miếng vải, tờ giấy được nhân bản rất nhiều gọi là “ấn” với niềm tin vô căn cứ là ý nguyện quan trường sẽ đạt được. Từ sự phát ấn một cách trang trọng cho số ít, giờ đây là cho cả đám đông và từ sự nhận ấn nghiêm cẩn đã thành cuộc giành ấn, thậm chí cướp ấn, chẳng lẽ chức quan cũng cướp được sao?
Ấn được phát bán một cách rộng rãi như thế còn gì là linh thiêng nữa, lại phải mua bằng tiền, mang nặng mùi mua quan, bán chức lắm và có cả nghệ thuật kinh doanh ở đó nữa. Thế nên đã có nhiều ý kiến cho rằng cần sớm có ngay những thay đổi đáng kể về việc phát ấn, hãy giữ gìn một nghi lễ trang nghiêm, ẩn chứa thông điệp của đạo lý làm quan chứ không phải phổ thông hóa đến mức phàm tục, gây nên những cảnh tượng rất phi văn hóa không đáng có.

♦ Chỉ cần đến với The Gioi Thiem Thu, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin về Phong Thủy Thiềm Thừ để bổ sung cho niềm đam mê của mình.

Thiềm Thừ Bằng Bột Đá

Thiềm Thừ Bằng Đồng

Thiềm Thừ Bằng Gỗ

Thiềm Thừ Các Loại Khác

Truy cập để xem nhiều hơn tại TheGioiPhongTthuy.com – Chuỗi Siêu Thị Đồ Phong Thủy Cao Cấp Giá Sỉ !!!
Hotline: 0923.166.166 (HCM) / 0925.166.166 (Đà Nẵng) / 0926.166.166 (HN)

Cùng Danh Mục :

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>