Cô gái mê du lịch: Hoãn việc học để đi… trải nghiệm

Cô đã quyết định chọn Trường Prince of Songkla (Phuket) để theo học ngành quản trị kinh doanh. Theo chia sẻ của Cẩm Anh, học bổng vào trường cũng không khó lắm. Chủ yếu cần kết quả học tập lớp 12 “đẹp” một chút, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, có bằng tiếng Anh kha khá và viết đơn xin học một cách trau chuốt thì khả năng có học bổng 50%-100% là trong tầm tay.

Tốt nghiệp THPT năm 2009, Cẩm Anh thi vào Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội và đỗ vào ngành học.

 

untitled 1 13 Cô gái mê du lịch: Hoãn việc học để đi... trải nghiệm
Cẩm Anh và các trẻ em Ấn Độ – Ảnh nhân vật cung cấp

Nhưng chỉ đến trường được vài buổi đầu tiên, Cẩm Anh quyết định tạm dừng việc học và tham gia chương trình có tên “Work and Travel” tổ chức tại Hà Nội.

 

  • Những Ứng Viên hoặc Nguoi Tim Viec hiện nay rất chủ trong quá trình Tìm Việc Làm , bạn cũng không ngoại lệ chứ? Hãy đến với chúng tôi để được tư vấn về công việc bạn mong muốn.

Đây là chương trình do một công ty du học phối hợp với một hiệp hội học sinh – sinh viên tại Mỹ tổ chức, giới thiệu sinh viên Việt Nam sang nước ngoài làm việc và du lịch. Và thế là cô tân sinh viên 18 tuổi, không một người thân ở Mỹ, cũng chưa từng mơ ước đi du học tại quốc gia có học phí cao ngất ngưởng trên thế giới đã đến công viên quốc gia Grand Canyon (một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới ở bang Arizona) để làm… phụ bếp.

Cô gái đi trái đường

 Ngày Cẩm Anh sang Mỹ, ai cũng bảo rằng cô bạn này “có vấn đề” vì bỏ học đại học ở Việt Nam để đi Mỹ làm phụ bếp. Ở đó, công việc chính của cô là nhận giỏ hàng salad, các dụng cụ làm bếp, nguyên liệu lạnh… “Là người Á Đông quen với khí hậu nhiệt đới, sang bên đó ngày nào cũng vào kho lạnh dưới 00C tìm các loại bánh gatô đủ mùi vị, cà chua, chanh leo, dưa chuột… tôi run bần bật và nóng lạnh thất thường” – Cẩm Anh kể về công việc của mình trong một năm tại Mỹ. 

Nhưng không chỉ có khó khăn. Hành lý mang theo sang bếp ăn của Mỹ là những món ăn Việt Nam độc đáo, đậm chất Á Đông đã làm khách hàng tấm tắc khen ngon như bún chả, phở…

Thêm vào đó, Cẩm Anh còn học được rất nhiều bài học, từ bí quyết nấu ăn của người phương Tây đến kho thư viện cộng đồng để mở mang kiến thức (thư viện mở cho mọi người, chỉ cần 5 đôla đặt cọc thì mọi người có thể tự do lấy bao nhiêu quyển sách cũng được và hoàn trả 5 đôla sau khi dùng).

Cứ mỗi mùa hè, ở nhà bếp Grand Canyon tiếp nhận biết bao bạn bè quốc tế: Thái Lan, Philippines, Ecuador, Pháp, Ý, Trung Quốc, Đài Loan…

Cũng nhờ thế mà Cẩm Anh hiểu hơn về bạn bè quốc tế. Chẳng hạn, các bạn trẻ Trung Quốc làm việc chăm chỉ 5 ngày/tuần, cộng thêm những công việc khác như dọn dẹp, rửa bát thì chưa đầy bốn tháng đã ôm trọn 10.000 đôla. Nhưng bạn trẻ châu Âu đến Mỹ thì tận dụng cơ hội để du lịch, khám phá Las Vegas, tham quan tượng nữ thần Tự Do… Dân Ecuador thì sau mỗi giờ làm thường bày tiệc ngoài trời, ăn xong thì nhảy múa hoặc tổ chức dạ tiệc khiêu vũ…

“Một năm trời sống tại Mỹ, tôi học được nhiều và cũng trải nghiệm nhiều. Đó là những công việc tay chân vất vả nhưng mang lại tiếng cười và kỹ năng cần thiết để tôi bắt đầu hành trình của mình…” – Cẩm Anh tâm sự.

Sau Mỹ, cô đến Ấn Độ vào những ngày cận Tết Nguyên đán 2010. Trong chuyến đi, Cẩm Anh làm quen và đồng hành với một anh chàng người Ấn Độ tên Hippi (bố là người Nhật, mẹ người Hàn nhưng sinh ở Ấn). Cô đã có những trải nghiệm đúng chất “phượt”: ngủ ngoài lề đường, bên cạnh người nghèo ăn mày, ăn uống cực kỳ tiết kiệm. Cô tận hưởng chuyến đi Ấn đúng nghĩa bằng xe đạp.

Trong một năm đấy, cô làm đủ công việc: viết bài cho báo, làm thêm về tư vấn thời trang, dịch bài… kiếm tiền cũng chỉ để trải nghiệm. Từ Ấn Độ trở về Việt Nam, Cẩm Anh tiếp tục “cày” kiếm tiền để có thể tới Malaysia, Thái Lan, Bali (Indonesia), Singapore, Lào, Campuchia… một mình theo đúng chất “phượt”.

Nói về con gái, mẹ Cẩm Anh chia sẻ: “Tôi lo lắm chứ, con gái mà phiêu lưu như thế. Nhưng tôi phải cho cháu mở mang đầu óc và tri thức. Được cái Cẩm Anh đến bất kỳ đâu cũng liên lạc về với gia đình thường xuyên bằng điện thoại, tôi tin tưởng cháu”.

Không đi học nên đầu óc trì trệ cả rồi

Có một điều hết sức độc đáo là Cẩm Anh luôn tìm hiểu về giáo dục ở nơi mình tới.

Ở Mỹ, Cẩm Anh không bỏ lỡ dịp đến thăm một số trường, hỏi han kỹ càng từ vé đỗ xe đạp, tiền ăn trong căngtin cho đến việc… mua một cây bút mực để tính toán tiền học trong một năm. Cẩm Anh chia sẻ: “Gia đình hoàn toàn không có điều kiện cho tôi du học tự túc, chi phí sinh hoạt lại quá mắc nên Mỹ sẽ không phải là điểm đến của tôi!”.

Với những quốc gia khác, Cẩm Anh cũng đều làm tương tự nhưng có mẹo vặt mà cô chia sẻ khi tìm kiếm thông tin du học chính là: công cụ tìm kiếm Google. Cô có thể ngồi mấy giờ liên tục trên Internet chỉ để tìm hiểu trong trường có căngtin hay không và điều kiện học hành, sinh hoạt phí ra sao. Hầu hết các trường Cẩm Anh tìm hiểu đều cho học sinh dự tuyển biết toàn bộ khung chương trình học, thời gian và môn học… trước khi quyết định nộp đơn vào học.

Trong lần đến Bangkok (Thái Lan), cô đi xe buýt gần 12 giờ xuống Phuket để tham quan trường đại học. Quay về, cô quyết định… trở lại trường học. “Người ta sang những nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản để du học nhưng tôi chọn Thái Lan vì đây là nơi tôi cảm thấy thật sự thoải mái. Tôi có thể khám phá nhiều về cuộc đời, về cuộc sống. Thứ nhất, Thái Lan gần Việt Nam, tôi có thể dễ dàng về nước.

Thứ hai, vùng Phuket khá mát mẻ và thoải mái. Tôi hoàn toàn ưng ý với cuộc sống hiện tại của mình. Dù bài vở rất nhiều như hồi học ở Việt Nam nhưng không tạo cho tôi áp lực nào cả. Sau một năm trải nghiệm từ cuộc sống, tôi bắt đầu phải cần đến sách vở vì không đi học nên đầu óc trì trệ cả rồi! Cái mình cần là sự đào tạo bài bản để trở thành lao động lành nghề” – Cẩm Anh chia sẻ.

Cô đã quyết định chọn Trường Prince of Songkla (Phuket) để theo học ngành quản trị kinh doanh. Theo chia sẻ của Cẩm Anh, học bổng vào trường cũng không khó lắm. Chủ yếu cần kết quả học tập lớp 12 “đẹp” một chút, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, có bằng tiếng Anh kha khá và viết đơn xin học một cách trau chuốt thì khả năng có học bổng 50%-100% là trong tầm tay.

Có rất nhiều con đường để đi, đại học chỉ là một trong những con đường đi đó. Cẩm Anh đã từ bỏ một ghế ở giảng đường để rong ruổi cuộc sống “phượt” dưới gầm cầu… nhưng đạt được những trải nghiệm đáng giá mà không sách vở nào đem lại được.

>> Xem thêm tin tuyển dụng các ngành nghề phổ biến:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>