Chặn đứng sự “đổ bể” khi góp vốn kinh doanh, bí quyết nào?

“Bạn cần tới một luật chơi xác định rõ những gì sẽ xảy ra nếu mọi việc không diễn ra như mong muốn”, Sherman cho biết. Mặc dù có phần hơi thái quá và không thích hợp lắm, bạn hẳn muốn xác định rõ trong trường hợp xấu khi người bạn qua đời, bạn sẽ là người có quyền ưu tiên mua lại phần vốn góp của người đó trong công ty. Với Brown, điều này có nghĩa rằng bạn sẽ không phải gặp khó khăn với những người thừa kế của đối tác – những người mà có thể không biết chút gì về công việc hiện tại.

Mới nghe qua thì tìm đối tác kinh doanh dường như là một ý tưởng tuyệt vời. Bạn sẽ có thể tận dụng lợi thế và sức mạnh của một người khác giúp giải quyết những vấn đề quan trọng và đương đầu với các quyết định khó khăn. Thực tế có dễ dàng như vậy kh

Theo nhiều thống kê khác nhau, có đến hơn một nửa mối quan hệ đối tác kinh doanh gặp thất bại. Điều đáng tiếc là nhiều đối tác kinh doanh có thể tránh được các thất bại này nếu họ chú ý hơn đến việc lập kế hoạch rành mạch từ trước. Đây là điều các đối tác kinh doanh nhỏ thường bỏ qua.

Để nâng cao tỷ suất thành công của các mối quan hệ đối tác kinh doanh, cách thức tốt nhất đó là làm quen với các lý do phổ biến dẫn tới thất bại và biết rõ những gì cần làm để kết cục này không xảy ra với chúng ta.

1. Không xác định rõ vị trí và vai trò

kinh nghiem phong van tuyen dung 40 Chặn đứng sự đổ bể khi góp vốn kinh doanh, bí quyết nào?

Các đối tác kinh doanh thường đã có ý tưởng chung về sự phân chia công việc. Giả sử rằng bạn có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực làm mưa nhân tạo, bạn sẽ tập trung để đưa nó vào kinh doanh, trong khi đối tác của bạn sẽ tập trung vào các vấn đề điều hành và quản lý kinh doanh. Tuy nhiên, thông thường bạn và đối tác không xác định rạch ròi nhiệm vụ và công việc cụ thể của từng cá nhân – và đó là thời điểm mà các khúc mắc bắt đầu phát sinh.

“Mọi thứ đôi khi rất lộn xộn”, Kelly Andrew Brown, một nhà tư vấn doanh nghiệp nhỏ tại bang Ohio, Mỹ cho biết.

Kelly lấy ví dụ minh họa từ một công ty thiết kế web có 5 nhân viên. Khoảng 5 năm trước đây, sáng lập viên của công ty này quyết định lựa chọn một người cộng tác có nhiều kinh nghiệm bán hàng cùng kinh doanh với mình. Song khi mà công việc kinh doanh không tiến triển như mong đợi, người sáng lập viên này bắt đầu can thiệp vào và đề ra chiến lược kinh doanh mà không nói với bất cứ ai. Anh ta cũng tự mình ký kết các hợp đồng kinh doanh một cách bí mật. Người cộng tác kia chỉ được biết sau đó. Cuối cùng, sự tin tưởng giữa hai cá nhân không còn nữa và mối quan hệ đối tác kinh doanh của họ cũng tan rã theo.

Bạn nên làm gì:  Hãy xác định và vạch ra một cách rõ ràng vai trò và trách nhiệm của từng người trước khi bắt đầu cộng tác kinh doanh. Đồng thời thiết lập một hệ thống báo cáo và trao đổi để bạn luôn biết rõ những gì đối tác kinh doanh của mình đang làm hay mong đợi, chẳng hạn tổ chức các cuộc họp hàng tuần để trao đổi về các vấn đề kinh doanh then chốt của công ty.

2. Không thống nhất được các mục tiêu dài hạn

Việc bạn đã tạo dựng được mối quan hệ với đối tác kinh doanh không có nghĩa rằng bạn và đối tác đều có cùng mong muốn.Chính những mục tiêu cơ bản sẽ ảnh hưởng tới phương cách kinh doanh của bạn. Brow cho biết: “Bạn có thể muốn xây dựng một công ty có giá trị thị trường trên 100 triệu USD, trong khi người bạn kinh doanh chỉ muốn tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn”.

  • Hiện nay, quá trình Tuyển Dụng Việc Làm không phải là điều gì quá khó khăn, việc Tuyen Dung cũng đã được đơn giản và cụ thể hóa đi rất nhiều, hay nhanh chóng bắt kịp những điều mới này nhé!

Brown kể lại câu chuyện về ba đồng nghiệp cũ của ông tại một bộ phận nhỏ thuộc một công ty công nghệ đa quốc gia. Họ đã quyết định mua lại bộ phận này và tách ra kinh doanh riêng vài năm trước đây. Tuy nhiên, không lâu sau, sự khác biệt giữa ba người bắt đầu hiện hữu. Một người quyết định đưa công ty nhanh chóng dẫn đầu trên thị trường và từ đó đề xuất làm việc cả 7 ngày trong một tuần. Trong khi đó, hai người còn lại thì có những mục tiêu đơn giản hơn, họ chưa sẵn lòng làm việc vất vả và mong muốn có những ngày nghỉ cuối tuần thoải mái. Dần dần qua năm thứ nhất, thành viên hăng hái nhất trong nhóm trở nên xa cách với hai người còn lại đến mức họ hầu như không nói chuyện cùng nhau nữa.

Cuối cùng, một người bạn đã trao đổi riêng với từng người và thục giục tất cả ngồi lại để tìm ra giải pháp tháo gỡ. May mắn thay, các bên đã có thể dàn xếp các bất đồng và mối quan hệ kinh doanh của họ vì thế cũng không bị phá vỡ.

Bạn nên làm gì: Hãy trao đổi về các mục tiêu dài hạn một cách cụ thể và cởi mở để đảm bảo rằng tất cả đều có những điểm chung thống nhất.

3. Không định rõ cách thức ra quyết định và giải quyết tranh chấp

Những bất đồng và tranh cãi trong kinh doanh thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, chuyện gì sẽ xảy ra trong trường hợp bạn và người kia cùng là những người chủ kinh doanh của một công ty? Ngay cả trong trường hợp một người sở hữu phần góp vốn lớn hơn trong công ty, còn người kia chỉ chiếm một số lượng nhỏ thì vấn đề khúc mắc vẫn sẽ xuất hiện. “Điểm quan trọng ở chỗ mặc dù bạn có quyền quyết định trên cơ sở quyền hạn từ việc sở hữu phần góp vốn lớn hơn, nhưng nếu người bạn kinh doanh không ủng hộ, xung đột chắc chắn hiện hữu”, Brown cho biết.

Bạn nên làm gì: Đưa ra cách thức cụ thể để giải quyết vấn đề và xử lý bất đồng.. Theo Sherman thì bạn cần chắc chắn rằng hai người sẽ có những điểm chung về vấn đề này. Cách thức tốt nhất thường là các vấn đề liên quan tới việc bán hàng được xử lý trọn vẹn bởi người có chuyên môn và kiến thức nhất về nó, còn người có khuynh hướng tài chính thì sẽ chịu trách nhiệm trong các vấn đề tiền bạc và con số. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khănhơn, bạn có thế nhờ cậy tới sự giúp đỡ của ban cố vấn hoặc một chuyên gia tư vấn độc lập.

4. Không pháp lý hóa các vấn đề cộng tác kinh doanh

Một vấn đề quan trọng nữa là bạn nên thẳng thắn cùng đối tác ngồi lại để quy định các vấn đề cộng tác bằng những văn bản pháp lý cụ thể. Thực tế không phải ai cũng chú ý tới vấn đề này. Kết quả là khi mối quan hệ cộng tác có những khúc mắc xuất hiện, không có một quy tắc hay chuẩn mực nào để các bên theo đó mà giải quyết.

Bạn nên làm gì:  Hãy đưa các vấn đề liên quan tới việc cộng tác kinh doanh vào một bản hợp đồng hay thỏa thuận văn bản cụ thể. Trong đó quy định vai trò và trách nhiệm của mỗi bên, cũng như quyền lợi hay nghĩa vụ trong các trường hợp cụ thể, kể cả việc bồi thường khi mối quan hệ tan vỡ. Và điều quan trọng nhất là cách thức và phương án xử lý việc chấm dứt mối quan hệ giữa các bên, những gì sẽ cần xử lý khi một trong hai bên muốn từ bỏ.

“Bạn cần tới một luật chơi xác định rõ những gì sẽ xảy ra nếu mọi việc không diễn ra như mong muốn”, Sherman cho biết. Mặc dù có phần hơi thái quá và không thích hợp lắm, bạn hẳn muốn xác định rõ trong trường hợp xấu khi người bạn kinh doanh qua đời, bạn sẽ là người có quyền ưu tiên mua lại phần vốn góp của người đó trong công ty. Với Brown, điều này có nghĩa rằng bạn sẽ không phải gặp khó khăn với những người thừa kế của đối tác – những người mà có thể không biết chút gì về công việc kinh doanh hiện tại.

>> Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tuyển dụng cho từng ngành riêng biệt dưới đây:

Tuyển dụng ngành Kinh Doanh
Tuyển dụng ngành Bán Hàng
Tuyển dụng ngành Công Nghệ Thông Tin
Tuyển dụng ngành Bảo Vệ/Vệ Sĩ/An Ninh

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>