Mặt xấu của mùi hương nhân tạo: Thơm nhất thời mà độc mãi mãi

Hiếm khi một sản phẩm nào đó chỉ chứa 1, 2 chất đơn giản, mà thường các mùi thơm được tổng hợp và phối chế từ nhiều chất khác nhau. Chỉ cần nhìn vào nhãn ghi thành phần của sản phẩm, bạn sẽ dễ nhận diện ra các chất này, vì tên của chúng thường là các hợp chất hóa học phức tạp.

Các sản phẩm có mùi hương nhân tạo như nước hoa, xịt phòng, xịt xe hơi, dầu gội, sữa tắm, giấy thơm, nến thơm… đã rất quen thuộc trong cuộc sống ngày nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng chúng có thể mang lại đủ loại hiểm họa đáng sợ: ung thư, hen suyễn, suy thận, vô sinh v.v.

Từ lâu các nhà khoa học đã có đủ bằng chứng để khuyến cáo người tiêu dùng, bất kể lứa tuổi và tình trạng sức khỏe, rằng nên tuyệt đối nên tránh xa các mùi hương nhân tạo này.

Ngay từ năm 1986, Viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ đã đưa ra một báo cáo sự thật quan trọng: khoảng 95% các hóa chất dùng trong công nghệ sản xuất chất tạo mùi hương tổng hợp đều là chuyển hóa từ dầu mỏ, gồm các dẫn xuất benzene (chất gây ung thư), aldehydes, toluene và rất nhiều hóa chất độc hại có thể gây ung thư, quái thai, rối loạn hệ thần kinh trung ương, và dị ứng. Từ đó đến nay đã có thêm hàng loạt công trình khác khẳng định tính độc hại của các chất thơm tổng hợp.

Thật không may, trong 30 năm nay, các thành phần độc hại vẫn có mặt trong các sản phẩm mà chúng ta đang sử dụng và hít phải mỗi ngày. Hầu hết các sản phẩm kem dưỡng da, mỹ phẩm, dầu gội, chất giặt tẩy và rất nhiều sản phẩm khác nữa đều có hương thơm, đa số chúng đều chứa chất tạo mùi tổng hợp, và một số sản phẩm khác có nhãn ghi chung chung là “nước hoa”. Chúng bị nghi ngờ là chất gây rối loạn nội tiết, kích thích tăng cân hay thậm chí nhiều năm sau mới khiến ta phát bệnh.

Hãy đến phòng khám đông y của chúng tôi để mua thuốc đông y với các loại thảo dược đông y quý hiếm và để tư vấn chấm cứu  và bắt mạch còn được chia sẽ cách chăm sóc sức khỏe

Khi một hãng sản xuất ghi chữ “mùi hương” lên nhãn thành phần, bạn hãy cảnh giác. Chỉ một chữ này thôi nhưng phía sau nó có thể là hàng ngàn chất hóa học (thật ra là có đến hơn 3.000 hóa chất). Khi sử dụng các sản phẩm có chứa “chất tạo mùi”, “mùi hương nhân tạo”, những hóa chất bí ẩn này được hấp thụ ngay lập tức vào máu. Chúng hầu hết được làm từ các hóa chất độc hại và nguy hiểm, gây ra nhiều triệu chứng ngắn và dài hạn phức tạp, như dị ứng, rối loạn hô hấp, mà còn gây nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn và gây bệnh sương mù não…

Xem Thêm:  Top 8 thực phẩm giúp tăng chiều cao không lo bị gọi mét rưỡi bẻ đôi

 

Các chất hương tổng hợp thường được tìm thấy ở đâu?

Mùi hương nhân tạo là một hỗn hợp gồm nhiều thành phần hóa học không xác định. Chữ “hương thơm”, “chất tạo mùi” (fragrance” hay “parfum”) trên nhãn của một sản phẩm là một từ chỉ chung cho hơn 3.000 chất hóa học.

Chúng hiện hữu và đi theo bạn khắp nơi, “chăm sóc” bạn từ đầu tới chân, từ nhà ra đến xe hơi và công sở. Các sản phẩm hay gặp nhất là:

  • Dầu gội, dầu xả, sữa tắm
  • Kem dưỡng da, kem chống nắng
  • Nến thơm
  • Khăn giấy thơm
  • Bột giặt, nước xả thơm, nước rửa tay
  • Chất tẩy rửa, lau bếp, lau sàn, lau nhà vệ sinh
  • Nước hoa, khử mùi cơ thể
  • Các mỹ phẩm có mùi thơm
  • Chai xịt phòng, khử mùi xe hơi
  • Và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác

Có đến 95% các sản phẩm dầu gội, dầu xả và mỹ phẩm làm tóc có chứa chất tạo mùi tổng hợp.

Ai dễ bị tổn thương từ những mùi hương nhân tạo này?

Tất cả mọi người. Đặc biệt là:

  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ sơ sinh
  • Trẻ em

Hiếm khi một sản phẩm nào đó chỉ chứa 1, 2 chất đơn giản, mà thường các mùi thơm được tổng hợp và phối chế từ nhiều chất khác nhau. Chỉ cần nhìn vào nhãn ghi thành phần của sản phẩm, bạn sẽ dễ nhận diện ra các chất này, vì tên của chúng thường là các hợp chất hóa học phức tạp.

Một số chất được các chuyên gia điểm danh thường xuyên cùng với các tác hại của chúng:

  1. Acetaldehyde: nằm trong danh mục “chất có khả năng gây ung thư trên người”. Gây hại cho thận, hệ thần kinh và hệ hô hấp.
  2. Benzophenone: chất gây rối loạn nội tiết có liên quan đến các khối u gan.
  3. Butylated Hydroxyanisole (BHA): nằm trong danh mục các chất gây ung thư trong California’s Prop 65. Là một chất gây rối loạn nội tiết trong doanh mục “các chất bảng 1” của Cộng đồng Châu Âu.
  4. Butylated Hydroxytoluene (BHT): chất gây kích ứng da và mắt.
  5. Benzyl Salicylate: chất gây dị ứng.
  6. Benzyl Benzoate: phơi nhiễm có thể gây bỏng và kích ứng da đầu và vùng kín.
  7. Butoxyethanol: chất gây kích ứng da, mắt, mũi, họng. Phơi nhiễm có thể gây ra: Tiểu ra máu, nôn ói và chóng mặt, gây hại lâu dài cho gan, thận, hệ bạch huyết, thần kinh, hô hấp và tế bào máu.
  8. Butylphenyl Methylpropional: chất gây ngứa và viêm da. Có thể kích hoạt sự nhạy cảm, dẫn đến da ngày càng dễ bị kích ứng hơn với mỗi lần phơi nhiễm.
  9. Chloromethane (Methyl Chloride): gây ra các phản ứng cấp tính và mãn tính lên hệ thần kinh. Hại gan, thận và da.
  10. Dichloromethane (Methylene Chloride): liên quan đến các u tuyến vú.
  11. Diethyl Phthalate (DEP): gây kích ứng mắt, da và ống hô hấp. Liên quan đến phá hủy hệ thần kinh.
  12. Formaldehyde: chất gây ung thư trên người. Đã bị cấm dùng trong sản phẩm mỹ phẩm và vệ sinh ở Nhật và Thụy Điển. MEA, DEA, TEA – là các chất ethanolamine. Thường phản ứng với các thành phần khác, tạo ra nitrosamines mà một số loại đã được xếp vào nhóm chất gây ung thư.
  13. Oxybenzone (BP-3): chất lọc tia cực tím trong máu, thận và gan, có thể gây độc các tế bào gan.
  14. Propyl Paraben (Propyl P-Hydroxybenzoate): liên quan đến ung thư vú. Đã bị cấm ở Đan Mạch trong sản xuất hóa mỹ phẩm cho trẻ em dưới 3 tuổi.
  15. Resorcinol: ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, lách. Gây hại cho hệ tim mạch và thần kinh. Resorcin, một dạng của Resorcinol, đã bị cấm trong sản xuất mỹ phẩm ở Nhật.
  16. Styrene: gây độc cho tế bào hồng cầu và gan, gây độc cho hệ thần kinh trung ương khi hít phải. Có khả năng sẽ bị xếp vào nhóm chất gây ung thư và rối loạn nội tiết ở người.
  17. Mùi xạ hương tổng hợp (tonalide, galaxolide, ketone xạ hương, xylene xạ hương): tích tụ trong sữa mẹ, mỡ người và máu dây rốn trẻ sơ sinh. Liên quan đến gây rối loạn hormone và hại quá trình sinh sản, tăng trưởng và các nội tạng.
  18. Titanium Dioxide (Tio2): hại phổi và hệ hô hấp. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế IARC xếp vào nhóm chất có khả năng gây ung thư cho người.
  19. Dioxane: sản phẩm phụ phổ biến “có khả năng gây ung thư ở người”.

Cách nào để giảm thiểu tác hại của mùi hương nhân tạo?

Các chuyên gia khuyên bạn trước hết hãy hạn chế việc sử dụng các sản phẩm có chứa chất tạo mùi tổng hợp hoặc chọn loại không mùi. Thực ra, các chất này chỉ phát ra mùi thơm đánh lừa cái mũi của chúng ta, còn cái gốc, cái ổ gây ra mùi khó chịu vẫn còn nguyên tại đó, vấn đề chỉ được che đậy đi mà không được giải quyết.

Để tránh tiếp xúc phải các chất độc hại này, hãy thay thế những sản phẩm công nghiệp bằng sản phẩm làm từ nguyên liệu tự nhiên, có chứa hương thơm thiên nhiên.

Bạn cũng có thể dùng một số mẹo nhỏ sau đây để thay thế các sản phẩm khử mùi:

1. Đặt 1 bát giấm trắng cạnh cửa sổ thoáng khí để khử mùi cho căn nhà.

2. Khi tìm kiếm sản phẩm tạo mùi thơm cho nhà cửa, hãy mua tinh dầu thiên nhiên, tốt nhất là loại hữu cơ (organic) đã được chứng nhận.

3. Mua các chậu cây hoa kiểng hoặc thảo mộc để đặt trong nhà nhằm lọc không khí và tạo mùi thơm tự nhiên nhất.

4. Sản phẩm giặt tẩy tốt nhất là loại không có mùi thơm hoặc do bạn tự chế từ nguyên liệu thiên nhiên.

Hãy chia sẻ bài viết này cho bạn bè, đồng nghiệp, người thân để họ biết được các tác hại nguy hiểm của mùi hương nhân tạo, từ đó giảm thiểu việc sử dụng chúng tại nhà, nơi làm việc cũng như chăm sóc bản thân đúng cách nhất.

 

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>