‘Thuốc nhỏ mắt nano’ – Tiềm năng hàn gắn giác mạc và chữa cận thị, viễn thị vĩnh viễn

Mặc dù công nghệ này rất hứa hẹn, nhưng bác sĩ Smadja không nói bao lâu cần phải tra một giọt thì mới có thể thay thế hoàn toàn kính đeo mắt. Hơn nữa, ông không đề cập đến các bước tiếp theo để thử nghiệm trên người là gì, chi phí cho việc sử dụng loại này là bao nhiêu, hay nó có tác dụng phụ nào lên mắt và cơ thể người.

Các bác sĩ nhãn khoa của Israel đã khám phá ra một hướng đi mới trong lĩnh vực nhãn khoa, đó là cách dùng “” để chữa , đã thử nghiệm thành công trên mắt của loài heo và rất có triển vọng với mắt người.

Các nhà khoa học ở Trung tâm Y tế Shaare Zedek và đại học Bar-Ilan ở Israel đang phát triển thuốc nhỏ mắt nano. Bác sĩ nhãn khoa David Smadja ở Trung tâm Y tế Shaare Zedek cho biết: “Đây là một khái niệm mới trong việc chữa các tật khúc xạ,” theo tin đưa trên Jerusalem Post.

Bạn có người nhà bị bệnh tiểu đườngbệnh trầm cảm mà không biết cách chăm sóc sao cho đúng hay để chúng tôi trang bị cho bạn các kiến thức cần thiết như cách xử lý khi bị đau dạ dàyhuyết áp cao

Nếu thành công, công nghệ này sẽ rất hứa hẹn. “Chúng tôi có thể đạt được độ hiệu chỉnh tới 3 diop,” bác sĩ Smadja nói.

Công nghệ này gồm 3 bước, hiện vẫn đang trong quá trình phát triển:

  • Đầu tiên bệnh nhân cần đo thị lực của họ bằng smartphone, hiện đã có nhiều ứng dụng làm được điều này.
  • Bước thứ hai, người bệnh dùng một ứng dụng khác, hiện vẫn đang được phát triển, ứng dụng này cần một thiết bị laser gắn vào smartphone. Thiết bị này sẽ phát các xung laser vào mắt trong khoảng thời gian dưới một giây, khắc một hình nông lên giác mạc để giúp chữa tật khúc xạ.
  • Cuối cùng, giọt nano (chứa các hạt nano protein không độc) được nhỏ vào mắt để kích hoạt hình dạng được khắc ở trên, và hiệu chỉnh lại thị giác của người bệnh.

 

Xem Thêm:  Top 8 bí quyết giúp tránh xa bệnh tiểu đường cả đời

 

Công nghệ này không loại bỏ mô trên giác mạc như kỹ thuật mổ laser hiện có, do vậy về mặt vật lý là an toàn hơn. Hiện nay họ mới thử nghiệm thành công trên mắt của heo đã chết, trong đó, giọt nano phát huy tác dụng được trong 2 giờ. Các nhà khoa học đang gây quỹ để nghiên cứu thêm trên heo và thỏ còn sống, đồng thời muốn tìm cách kéo dài thời gian phát huy tác dụng của giọt nano này. Theo trang tin Timesofisrael.com, bác sĩ Smadja hi vọng có thể thử nghiệm công nghệ này trên mắt người vào năm 2019.

Bác sĩ Smadja còn cho biết, các giọt nano này còn có tiềm năng thay thế thấu kính đa tiêu điểm, giúp người ta nhìn tập trung được vào các vật thể ở khoảng cách khác nhau. 

Mặc dù công nghệ này rất hứa hẹn, nhưng bác sĩ Smadja không nói bao lâu cần phải tra một giọt thì mới có thể thay thế hoàn toàn kính đeo mắt. Hơn nữa, ông không đề cập đến các bước tiếp theo để thử nghiệm trên người là gì, chi phí cho việc sử dụng loại thuốc nhỏ mắt này là bao nhiêu, hay nó có tác dụng phụ nào lên mắt và cơ thể người.

Thị giác là một giác quan quan trọng bậc nhất của con người, các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu các phương pháp bảo vệ và cải thiện giác quan này. Bên cạnh ý tưởng giọt nano kể trên, người ta cũng đang nghiên cứu xem liệu tế bào gốc có thể điều trị thoái hóa điểm vàng hay không, hay nghiên cứu cách ngăn chặn đục thủy tinh thể và đẩy thị lực vượt qua ngưỡng 20/20. 

Hiện nay, số người bị các tật khúc xạ trên thế giới là rất lớn, theo Wikipedia, có khoảng từ 1 đến 2 tỷ người mắc tật này. Ước tính, năm 2013 có khoảng 660 triệu người bị tật này mà không được chăm sóc, dẫn đến trong đó 9,5 triệu người đã bị mù. Riêng ở Việt Nam đã có khoảng từ 14 triệu đến 36 triệu người mắc tật khúc xạ.

 

 

Cùng Danh Mục :

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>